HomeBlogCác Chiến Lược Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Dành Cho Ngân Hàng
CÁC CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DÀNH CHO NGÂN HÀNG

Các Chiến Lược Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Dành Cho Ngân Hàng

Xu hướng tự do hóa trong lĩnh vực tài chính đã tạo nên cơ hội cho các NHTM mở rộng hoạt động về mặt địa lý, giúp ngân hàng hạn chế được những tổn thương do những lần thay đổi về kinh tế trong nước, Tuy nhiên với sức cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính trên phạm vi toàn cầu cũng đã tạo nên thị trường tài chính rủi ro. Trong bối cảnh đó, không một ngân hàng hay tổ chức tài chính nào có thể tồn tại mà không có hệ thống quản trị rủi ro hiện hữu, Việc xây dựng hệ thống quản trị nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng đều có vai trò sống còn đối với hoạt động ngân hàng. Cùng SmartOSC Fintech đón đọc bài viết để bật mí về những chiến lược quản trị rủi ro tín dụng dành cho ngân hàng mà bạn chưa biết. 

Khái quát về rủi ro trong ngân hàng

CÁC CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DÀNH CHO NGÂN HÀNG

Khái niệm rủi ro tín dụng là gì?

Theo A.Saunders và H.Lange thì “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm năng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về số lượng và thời hạn”. 

Còn với Timothy W.Kock cho rằng “Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và giá trị của vốn xuất phát từ việc vốn vay không được thanh toán hay thanh toán trễ hạn”.

Tuy nhiên, có rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng những có thể thống nhất lại như:

“Rủi ro tín dụng được định nghĩa là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng. Có nghĩa là khả năng khách hàng không trả được nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng cấp cho họ. Hoặc nói một cách cụ thể hơn, thu nhập dự tính mang lại từ các tài sản có sinh lời của ngân hàng có thể không được hoàn trả đầu đỷ xét cả về mặt giá trị và thời hạn”.

Ý nghĩa quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Đồng thời, phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM. 

Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng

CÁC CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DÀNH CHO NGÂN HÀNG

Kinh doanh tín dụng là một trong những hoạt động chủ đạo của NHTM. Quản trị rủi ro tín dụng phải hướng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM ngay trong những điều kiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng. Nói một cách cụ thể hơn thì quản trị rủi ro tín dụng phải nhằm vào việc hạ thấp rủi ro tín dụng, nâng cao mức độ an toàn cho kinh doanh của mỗi NHTM bằng các chính sách, các biện pháp quản lý, giám sát các hoạt động tín dụng khoa học và hiệu quả. 

Ngoài ra, quản trị rủi ro tín dụng phải đảm bảo thực hiện đúng với các quy định của nhà nước và quy định của pháp luật. 

Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng dành cho ngân hàng

CÁC CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG DÀNH CHO NGÂN HÀNG

Trên cơ sở xem xét về mặt phạm vị, sự phức tạp và tính rủi ro của hoạt động kinh doanh tín dụng của tổ chức, NHTM phải tổ chức được hệ thống kinh doanh tín dụng với quy trình hoạt động tín dụng sao cho phù hợp, hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo tính rủi ro tín dụng nhằm hạn chế các phạm vi kiểm soát được, ghi thành văn bản rõ ràng và được phổ biến tới mọi cán bộ, nhân viên có liên quan. Quy trình hoạt động phải theo chiến lược rõ ràng, thể hiện những đặc điểm chính: 

Đảm bảo nguyên tắc kiểm soát nội bộ

Mọi bước xử lý công việc cũng như mọi chỉ thị của lãnh đạo đều được thể hiện bằng văn bản. Việc chỉ đạo bằng lời nói hay thể hiện bằng dấu hiệu không rõ ràng của riêng một lãnh đạo mà không được nêu trong quy trình là điều không thể chấp nhận. 

Hệ thống lưu trữ, hệ thống thông tin

Việc sử dụng hệ thống thông tin cần có mã an toàn, có quy định về thẩm quyền tiếp cận, thẩm quyền xử lý dữ liệu, biện pháp chống tin tặc và biện pháp khôi phục dữ liệu khi hệ thống xảy ra sự cố. Các NHTM lớn có thể sử dụng hệ thống dự phòng để hạn chế rủi ro có thể phát sinh khi hệ thống thông tin gặp sự cố. 

Trên đây là những thông tin mà SmartOSC Fintech muốn mang tới bạn đọc các chia sẻ bổ ích, phù hợp cho chiến lược quản trị rủi ro tín dụng dành cho các ngân hàng. Hy vọng rằng bài viết đã cho chúng ta cái nhìn tổng quan hơn và cách nhìn toàn diện về quá trình quản trị rủi ro. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua đường dây nóng để gặp trực tiếp các chuyên viên tư vấn, hỗ trợ, giải đáp nhanh 24/24 giờ. 

Share your goals with us