HomeBlogỨng dụng của chữ ký điện tử trong ngành tài chính
ỨNG DỤNG CỦA CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH

Ứng dụng của chữ ký điện tử trong ngành tài chính

Ngày nay, việc sử dụng chữ ký điện tử đã không còn quá xa lạ với nhiều cá nhân và doanh nghiệp khi mà công nghệ ngày càng phát triển. Vậy sử dụng chữ ký điện tử mang lại những giá trị gì? Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm, lợi ích và ứng dụng của chữ ký điện tử trong ngành tài chính qua bài viết sau đây nhé

Tìm hiểu chữ ký điện tử là gì?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 21, Luật Giao dịch điện tử năm 2005, chữ ký điện tử (Electronic Signature) được định nghĩa như sau:

“Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.”

Hiểu một cách đơn giản, chữ ký điện tử là một dạng thông tin được gắn kèm theo dữ liệu (chữ, ký hiệu, âm thanh, hình ảnh hoặc một hình thức khác bằng phương tiện điện tử), được sử dụng để xác nhận danh tính người ký dữ liệu và sự đồng ý chấp thuận của người đó đối với nội dung dữ liệu được ký. 

Chữ ký điện tử được sử dụng trong các giao dịch điện tử và được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp kinh doanh, đơn vị hành chính nhân sự và các cá nhân.

ỨNG DỤNG CỦA CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH

Các loại chữ ký điện tử

Bởi vì ký kết tay không thể áp dụng được cho các bản hợp đồng điện tử nên để xác thực hợp đồng, các bên có thể áp dụng những cách sau đây:

• Gõ tên hoặc đặt một dấu hiệu riêng biệt của người ký trong vùng ký tên;

• Quét chữ ký tay và dán vào tài liệu điện tử;

• Ký bằng một cây bút đặc biệt thông qua tấm cảm ứng;

• Nhấn vào một nút, hay một công cụ để dán những hiệu ứng hình ảnh có sẵn ví dụ như “Đồng ý”, “Chấp nhận”, “Xác nhận”;

• Chèn một chữ ký điện tử thông qua một dịch vụ E-Signature.

Những lợi ích hàng đầu khi sử dụng chữ ký điện tử

Rút ngắn thời gian

Nhờ sử dụng chữ ký điện tử mà các hoạt động giao dịch, ký kết được rút ngắn thời gian và hiệu quả. Đồng thời, khách hàng và đối tác sẽ không phải đến tận nơi để ký kết, giúp tiết kiệm thời gian cho người sử dụng trong quá trình thực hiện hoạt động giao dịch điện tử, 

Cách thức sử dụng linh hoạt

Bạn có thể sử dụng chữ ký điện tử để thực hiện các giao dịch như: ký hợp đồng điện tử, ký thanh toán bằng bút điện tử tại các quầy giao dịch, ký cam kết qua mail,… ở bất kỳ nơi nào mà họ đang sử dụng loại hình chữ ký điện tử.

ỨNG DỤNG CỦA CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH

Rút gọn và đơn giản hóa quy trình chứng nhận

Khi sử dụng chữ ký điện tử, các tài liệu, hợp đồng hoàn toàn thực hiện thông qua hệ thống máy tính, mạng Internet. Vì thế, bạn sẽ không phải mất quá nhiều thời gian đối với việc chuyển, gửi tài liệu hồ sơ đến đối tác, khách hàng của mình. Bạn có thể thực hiện việc ký kết, hợp tác mà không nhất thiết phải gặp mặt trực tiếp do yếu tố khoảng cách địa lý. 

An toàn và bảo mật thông tin

So với ký kết tay, chữ ký điện tử có độ bảo mật tương đối cao, vì vậy người dùng hoàn toàn có thể an tâm về việc bảo mật danh tính của cá nhân, doanh nghiệp khi sử dụng.

Các giao dịch nhà nước nhanh chóng hơn

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các tổ chức và doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc kê khai với các cơ quan thuế, các chương trình xúc tiến với Bộ công thương theo quy định của Nhà nước. Do vậy, việc sử dụng chữ ký điện tử sẽ giúp doanh nghiệp có thể thuận tiện, nhanh chóng hơn trong việc kê khai và nộp thuế trực tuyến mà vẫn đảm bảo được an toàn bởi các chương trình xử lý dữ liệu.

Ứng dụng của chữ ký điện tử trong ngành tài chính

Chữ ký điện tử ngày càng ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm xã hội, hải quan… giúp đẩy nhanh quy trình làm việc và tính an toàn, bảo mật. Đặc biệt đối với ngành tài chính việc nộp thuế, thanh toán điện tử liên kho bạc đã những chuyển biến tích cực khi áp dụng chữ ký điện tử.

ỨNG DỤNG CỦA CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH

Trong dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước ngoài những ưu điểm về tiết kiệm thời gian, chi phí,chữ ký điện tử còn giúp giảm thiểu được việc giả mạo con dấu của doanh nghiệp, tổ chức, giả mạo chữ ký. Bên cạnh đó thông tin thanh toán thực hiện nhanh chóng và bảo mật; minh bạch về chứng từ, hồ sơ sổ sách, nội dung kiểm soát, tình trạng xử lý các hồ sơ, tăng trách nhiệm của cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, chữ ký điện tử cũng giúp các ngân hàng giảm thiểu chi phí đầu tư trong triển khai và mở rộng dịch vụ, tăng cường khả năng quản lý rủi ro hiệu quả đối với các giao dịch tài chính. Bên cạnh đó, ứng dụng giải pháp bảo mật này giúp xây dựng hình ảnh ngân hàng hiện đại, tin cậy và an toàn hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh các ngân hàng phát hành thẻ qua hình thức trực tuyến bằng công nghệ định danh eKYC, việc sử dụng chữ ký điện tử từ xa góp phần hoàn thiện quá trình số hóa trong ngân hàng.

Trong khi đó, ở lĩnh vực tài chính chứng khoán, chữ ký điện tử đang được trong các hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán; phần mềm quản lý báo cáo thống kê nội bộ; hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý công ty và các quỹ đầu tư; hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý nhà đầu tư nước ngoài; hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý công ty chứng khoán,…

Có thể thấy, sự ra đời của chữ ký số điện tử góp phần chuyển hóa hoàn toàn từ dữ liệu thủ công của tổ chức, doanh nghiệp thành dữ liệu điện tử. Chữ ký số điện tử đáp ứng đầy đủ các yếu tố về tính chất pháp lý, bảo mật, đồng thời việc vận chuyển văn bản điện tử thông qua hình thức trực tuyến cũng nhanh chóng, thuận tiện hơn rất nhiều. 

Để biết thêm về chữ ký điện tử (Electronic Signature) hoặc cập nhật những những xu hướng và phân tích mới nhất trong ngành TMĐT, để lại email trong box đăng ký cuối trang hoặc liên hệ với các chuyên gia của SmartOSC ngay hôm nay.

Share your goals with us