HomeBlogTác Động Của Digital Lending Tới Ngành Tài Chính Ngân Hàng
TÁC ĐỘNG CỦA DIGITAL LENDING TỚI NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Tác Động Của Digital Lending Tới Ngành Tài Chính Ngân Hàng

Digital Lending là một từ khóa “hot” với ngành tài chính ngân hàng, được tìm kiếm rất nhiều trong thời gian gần đây. Vậy nó là gì? Digital Lending có tác động như thế nào tới ngành ngân hàng tài chính bấy giờ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của SmartOSC Fintech.

Digital lending là gì?

TÁC ĐỘNG CỦA DIGITAL LENDING TỚI NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Digital Lending hay còn được gọi là cho vay kỹ thuật số. Đây là một ứng dụng/nền tảng được tạo ra cho phép khách hàng thực hiện các thủ tục vay trực tuyến mà không cần đến trực tiếp ngân hàng. Digital Lending giúp ngành tài chính ngân hàng tối ưu thủ tục, giấy tờ vay cho khách hàng và mang lại trải nghiệm tiện lợi cho họ.

Tiềm năng của Digital Lending đối với ngành tài chính ngân hàng

Cho vay kỹ thuật số là dịch vụ đầy tiềm năng và đang được các ngân hàng trên thế giới tích cực triển khai. Tuy nhiên, các ngân hàng tại nước ta vẫn chưa khai thác triệt để dịch vụ này. 

Nhiều tiềm năng là vậy nhưng tại Việt Nam dịch vụ này như chỉ mới manh nha và thường chỉ được cung cấp bởi các công ty Fintech nhỏ, với những ngân hàng truyền thống digital lending vẫn là một cái gì đó xa lạ. Thực tế, số lượng ngân hàng truyền thống cung cấp dịch vụ này chưa đếm qua mười đầu ngón tay

Theo các chuyên gi đầu ngành tài chính ngân hàng dữ báo, Việt Nam sẽ là một mảnh đất tiềm năng cho Digital Lending phát triển bởi 4 tác nhân sau:

Thứ nhất, người tiêu dùng ngày càng trẻ hóa và ngày càng am hiểu, thành thao công nghệ nên những yêu cầu về sản phẩm/dịch vụ của họ ngày càng cao. Người tiêu dùng sẽ có xu hướng muốn mọi dịch vụ tài chính, tương tác với ngân hàng phải thuận tiện, được thực hiện trực tuyến thay vì bắt họ phải đến trực tiếp các chi nhánh.

Thứ hai, eKYC, Mua trước trả sau, vay kỹ thuật số đang liên tục được tiên phong bởi các công ty Fintech và đó sẽ là những đối tác quan trọng, sẵn sàng hỗ trợ các ngân hàng truyền thống chuyển đổi trong tương lai.Thứ ba, chính phủ và ngân hàng nước ta liên tục đưa ra các chính sách thúc đẩy cuộc cách mạng ngân hàng số, gần đây nhất là quyết định  810/QĐ-NHNN: PHÊ DUYỆT “KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

Thứ tư, do tác động của dịch bệnh Covid 19 hiện nay, các dịch vụ nói chung và dịch vụ cho vay nói riêng sẽ gặp nhiều hạn chế khi thực hiện trực tiếp với những thủ tục phức tạp. Chính vì vậy, các ngân hàng buộc phải số hóa để giữ chân khách hàng, đặc biệt là mảng cho vay – dịch vụ đem lại lợi nhuận cao nhất cho ngành ngân hàng.

Chiến lược giúp các doanh nghiệp tài chính – ngân hàng ứng dụng Digital Lending hiệu quả

TÁC ĐỘNG CỦA DIGITAL LENDING TỚI NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Xây dựng một sản phẩm cho vay hoàn toàn mới

Hiện nay, trên thị trường tài chính ngân hàng thế giới, cho vay kỹ thuật số vẫn ở thế cân bằng giữa hai nhóm ngân hàng và Fintech. Nhiều ngân hàng coi Fintech là đối thủ của mình nên họ đã tự xây dựng một ứng dụng cho vay hoàn toàn mới để gia tăng tính cạnh tranh. Ví dụ: tập đoàn Goldman Sach, năm 2017 họ đã cho ra mắt Marcus – nền tảng cho vay tiêu dùng tự động, đến năm 2018 doanh nghiệp này đã đạt thành công vang dội khi Marcus tuyên bố đã giải ngân 2 tỉ đô cho hơn 350.000 khách hàng, tỷ suất hoàn vốn của Marcus đạt gấp 4 lần toàn bộ tập đoàn Goldman Sachs cộng lại.

Ở Việt Nam, chưa có nhiều doanh nghiệp dám “chơi lớn” như vậy, gần đây chỉ có công ty tài chính FE Credit ra mắt nền tảng mang tên $nap và cũng đạt được một số thành công nhất định.

Có thể thấy, chiến lược tạo ra một Digital Lending dành riêng cho mình cũng là một nước đi đầy thử thách nhưng cũng đầy thành công đối với ngành ngân hàng – tài chính.

Hợp tác với các công ty Fintech

Đây sẽ là một giải pháp an toàn hơn, và có thể duy trì lâu dài. Các công ty Fintech sẽ có vai trò là đơn vị trung gian cung cấp Digital Lending cho ngân hàng. Lợi thế của việc hợp tác này là ngân hàng nhanh chóng gia nhập xu hướng nền tài chính số, chi phí đầu tư được tối ưu. Đặc biệt, các rủi ro sẽ được giảm xuống mức thấp nhất.

Một trong số những công ty Fintech uy tín để các ngân hàng có thể hợp tác chính là SmartOSC Fintech, dù thời gian thành lập và hoạt động cũng không quá dài nhưng với công ty này đã tạo được niềm tin với nhiều doanh nghiệp bằng cách cung cấp cho họ nhiều giải pháp số an toàn, hiệu quả mang tính đột phá cao trong đó bao gồm cả Digital Lending. Có thể kể đến một số doanh nghiệp tài chính – ngân hàng đã và đang hợp tác với SmartOSC Fintech: Paypal, VPBank,… 

Ứng dụng một nền tảng cho vay được xây dựng sẵn

Chiến lược này sẽ dành cho những ngân hàng có sự thành thạo về công nghệ nhất định, và có tiềm lực tài chính ổn định. Các ngân hàng sẽ mua license của một nền tảng cho vay dưới dạng SaaS được cung cấp bởi bên thứ 3.

Những nền tảng có sẵn sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian và nhân lực để phát triển sản phẩm, tự do tùy chỉnh các tính năng theo ý mình. Bên cạnh đó, cần tìm nhà cung cấp uy tín có dịch vụ chăm sóc sau mua, và được bảo trì thường xuyên, SmartOSC Fintech là một gợi ích tốt cho các ngân hàng tham khảo Digital Lending.

Công nghệ nói chung và Digital Lending nói riêng đều có tác động mạnh mẽ tới ngành tài chính ngân hàng trong thời điểm hiện tại và tương tai. Nhanh chóng ứng dụng Digital Lending để gia tăng lợi nhuận nhanh chóng sẽ là bước đi khôn ngoan của ngân hàng.

Share your goals with us