HomeBlogNhững rủi ro khi đầu tư vào ngân hàng số
NHỮNG RỦI RO KHI ĐẦU TƯ VÀO NGÂN HÀNG SỐ

Những rủi ro khi đầu tư vào ngân hàng số

Ngày nay, khi thế giới bước vào kỷ nguyên 4.0 ngân hàng số trở thành xu thế tất yếu hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế và thương mại toàn cầu. Tuy vậy, song song với những cơ hội như vậy luôn tiềm ẩn không ít rủi ro khiến cho doanh nghiệp thua lỗ. Trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số những rủi ro khi đầu tư vào ngân hàng số. 

5 rủi ro của ngân hàng số các tổ chức tài chính ngân hàng cần chú ý

NHỮNG RỦI RO KHI ĐẦU TƯ VÀO NGÂN HÀNG SỐ

Rủi ro về sự tin dùng của khách hàng

Phần lớn khách hàng hiện nay luôn ưu tiên sử dụng những dịch vụ đã quen thuộc và ít phải tự mình thao tác. Theo khảo sát của Deloitte về ngân hàng số toàn cầu năm 2018, có khoảng 86% người dùng cho rằng thường xuyên thực hiện các giao dịch tại các chi nhánh hoặc thông qua ATM, đặc biệt các thế hệ Baby Boomer, Gen X và Millennials.

Người tiêu dùng quan niệm rằng việc sử dụng dịch vụ không trực tiếp sẽ thấy lo lắng, không chắc chắn về tính đúng đắn, an toàn của dịch vụ, cùng với đó họ muốn trực tiếp trao đổi thông tin với nhân viên để có thể dễ dàng giải đáp thắc mắc cũng như nhận được tư vấn ngay lập tức và dễ hiểu nhất. Điều này đòi hỏi ngân hàng số cần dễ dàng sử dụng với mọi đối tượng, đa dạng những dịch vụ phù hợp với nhiều người đồng thời đảm bảo sự phản hồi nhanh của hệ thống. 

Rủi ro an ninh mạng

Thực tế cho thấy tội phạm mạng đang gia tăng với mức độ nhanh chóng và cách thức phạm tội ngày càng tinh vi. Theo phân tích của IMF năm 2018 đánh giá mức độ thiệt hại của việc tấn công an ninh mạng gây ra cho các chế độ tài chính tại hơn 50 quốc gia lên tới 350 tỷ USD, tương đương 34% lợi nhuận thuần. Điều này có lẽ xuất phát từ đặc thù của ngành tài chính – ngân hàng khi việc cung ứng dịch vụ của ngành dựa trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số.

Để khắc phục những rủi ro này các tổ chức tài chính nên tập trung vào chi tiết các bước trong quản trị rủi ro an ninh mạng nhằm giúp các ngân hàng nhận diện đánh giá các đe dọa và qua đó có kế hoạch ngăn chặn các vị phạm an ninh mạng và có phương án sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra. Bên cạnh đó, nên sử dụng những công nghệ có kỹ thuật bảo mật cao cũng như xây dựng những lớp kiểm soát chặt chẽ bảo mật thông tin. 

Rủi ro bên thứ ba

Các vụ việc về vi phạm bảo mật, tiền phạt theo quy định và thiệt hại kinh tế do bên thứ ba ngày càng gia tăng. Mặc dù, các cung cấp có lỗi về mặt kỹ thuật nhưng doanh nghiệp lại phải chịu trách nhiệm cuối cùng. 

Theo khảo sát của Deloitte, chưa đến 50% những người tham gia khảo sát tự tin khẳng định việc quản lý khôi phục và kinh doanh đạt hiệu quả và tăng trưởng lợi nhuận khi hoạt động hiệu quả với bên thứ ba. Vì vậy tổ chức tài chính nên triển khai công tác quản lý, giám sát tiến trình của bên thứ ba là vấn đề quan trọng.  Từ đó doanh nghiệp dễ dàng truy cập vào dữ liệu thời gian thực để phát hiện các vấn đề ngay lập tức, giúp thắt chặt các biện pháp kiểm soát và nâng cao bảo mật từ đầu đến cuối.

Rủi ro mô hình 

Đây là một loại rủi ro khi mô hình tài chính được sử dụng để đo lường các thông tin định lượng như rủi ro thị trường hoặc giá trị giao dịch của công ty bị thất bại hay thực hiện không đầy đủ dẫn đến sự bất lợi cho doanh nghiệp. Những tổ chức tài chính đã có cách áp dụng mô hình học máy (machine learning) và trí tuệ nhân tạo để tự động hóa quy trình và quyết định, tuy nhiên trí tuệ nhân tạo với khả năng tự học đôi khi khiến người xây dựng cũng không chắc chắn về khả năng giải thích cũng như thẩm định tính chính xác và phù hợp với người tiêu dùng. 

Để quản trị rủi ro, các ngân hàng thương mại cần xây dựng cơ chế quản lý hướng đích lên các đối tượng quản trị và đối tượng kinh doanh nhằm mục tiêu phòng ngừa hạn chế và giảm thiểu những sai sót trong kinh doanh. Qua đó, nâng cao khả năng mức độ an toàn, khả năng sinh lời và đạt được các mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng.

NHỮNG RỦI RO KHI ĐẦU TƯ VÀO NGÂN HÀNG SỐ

Rủi ro từ tội phạm tài chính

Những phân tích cho thấy sự gia tăng của tội phạm mạng, lừa đảo góp phần tạo xu hướng tội phạm tài chính cụ thể là: tham nhũng, rửa tiền, lừa đảo và giao dịch nội gián… đang dần được nhắm đến trong tình hình đại dịch Covid-19. Tại Việt Nam, ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 16/2020/TT-NHNN trong đó có điều 14a về mở tài khoản cá nhân bằng phương thức điện tử, nhưng công tác xác minh danh tính vẫn còn là khó khăn vì vậy, là vấn đề lớn các ngân hàng số cần xem xét và khắc phục. 

Trước tình hình này, lực lượng đặc nhiệm tài chính về nạn chống rửa tiền (FATF) khuyến khích các tổ chức tài chính nghiên cứu, áp dụng công nghệ hiện đại cung cấp dịch vụ tài chính đồng thời tuân thủ các quy định pháp luật và giám sát của tổ chức tài chính ở mức độ tối đa. 

Chuyển đổi số trong ngân hàng ngày càng diễn ra mạnh mẽ và tất yếu. Bằng cách đánh giá các rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện dưới mọi góc độ của mọi tổ chức tài chính để tổ chức đó có thể đạt được các chỉ tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và tăng trưởng lợi nhuận. Với mỗi doanh nghiệp đều khẳng định ” Không có rủi ro thì không có lợi nhuận” rủi ro là cái mà để quản lý, để đối mặt và vượt qua chứ không phải để né tránh. 

SmartOSC Fintech là nhà cung cấp giải pháp ngân hàng số tối ưu dành cho các tổ chức tài chính, sẽ giúp doanh nghiệp triển khai công nghệ để bảo vệ dữ liệu số của mình, tránh mọi rủi ro không đáng có. 

Share your goals with us