HomeBlogMicroservices vs monolith trong ngân hàng khác nhau như thế nào
MICROSERVICES VS MONOLITH TRONG NGÂN HÀNG KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO

Microservices vs monolith trong ngân hàng khác nhau như thế nào

Microservices vs Monolith là hai mô hình 2 mô hình pattern của software architecture đang được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng. Vậy hai cấu trúc này giống và khác nhau như thế nào, cái nào tốt hơn trong ngân hàng, cùng tìm hiểu kỹ hơn thông qua nội dung bài viết bên dưới.

Phân biệt Microservices và Monolith

Phân biệt Microservices vs Monolith là thông tin rất được người dùng quan, cụ thể về sự khác biệt của 2 cấu trúc này là:

Microservices

Microservice vận hành hệ thống theo kiểu chia thành các services nhỏ. Mỗi service đều có trách nhiệm riêng và được deploy riêng biệt. Khái niệm microservices có thể được hiểu là việc tách biệt architecture ra thành các loose coupling service, nghĩa là các service này sẽ có mối liên hệ lỏng lẻo với nhau và nằm trong 1 context nhất định.

Dễ nhận thấy, việc xây dựng mô hình microservice tương tự như cách chúng tách rời thông tin và kiến thức. Việc chia nhỏ này vô tình tạo ra lợi thế trong việc quản lý, giảm mức độ phức tạp. 

Phân biệt Microservices vs Monolith

Monolith

Monolith trong kỹ thuật phần mềm là thuật ngữ dùng để chỉ một mô hình nguyên khối không bị phân chia. Một ứng dụng nguyên khối sẽ bao gồm  cơ sở dữ liệu, giao diện người dùng phía máy khách và ứng dụng phía máy chủ. Kiến trúc theo khối phù hợp với các doanh nghiệp làm việc theo nhóm nhỏ nên rất được các công ty khởi nghiệp ưa chuộng. 

Ưu và nhược điểm của Microservices và Monolith

Để giúp người dùng dễ hình dung hơn về việc nên chọn cấu trúc nào. Dưới đây là thông tin về ưu và nhược điểm của Microservices vs Monolith

Đối với Microservices

Vì các thông tin tách rời nhau nên việc phát triển hay mở rộng một service khá linh hoạt, có tính độc lập. Quá trình deliver feature, release version không mất quá nhiều thời gian, sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đặc biệt, mô hình này sẽ không xuất hiện tình trạng bị lock như monolith. Doanh nghiệp không còn nỗi lo về việc lựa chọn công nghệ phù hợp. Microservices cũng mang lại tính độc lập và tự quản cho team. Nhược điểm của mô hình Microservices là quá trình phát triển mất nhiều thời gian. Khi bảo trì cũng cần đội ngũ chuyên môn cao

Đối với Monolith

Ưu điểm của Monolith là quá trình development đều nằm trong 1 project nên khá đơn giản và trực tiếp. Ứng dụng Monolith cho phép thiết lập deployment một lần và chỉ cần dựa vào đó để điều chỉnh những gì mình muốn.  Tuy nhiên, nếu quá trình deployment phát sinh chỉ một lỗi thì cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc gây tốn kém thời gian, công sức. Do các khối dính chặt với nhau nên cũng gây khó khăn cho việc bảo trì. 

Microservices vs Monolith cái nào tốt hơn trong ngân hàng?

Việc nên sử dụng cấu trúc nào còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể

Mỗi mô hình đều có ưu và nhược điểm riêng, việc ngân hàng nên sử dụng cấu trúc nào còn tùy thuộc vào một số yếu tố nhất định. Dưới đây là các trường hợp cụ thể khi nào nên sử dụng Microservices vs Monolith:

Áp dụng cấu trúc Monolith khi:

  • dự án có quy mô nhỏ, số lượng dev ít, chi phí thấp.
  • có kinh nghiệm phát triển trên các framework như Ruby on Rails, Laravel, v.v.
  • không có đội ngũ DevOps chuyên môn cao hoặc muốn xây dựng hệ thống theo kiểu kiến trúc phức tạp.

Áp dụng cấu trúc Microservice khi:

  • Quy mô phát triển dự án lớn.
  • Đội ngũ dev có kiến thức, chuyên môn đa dạng về các loại ngôn ngữ lập trình. 
  • Sự án chú trọng vào việc phát triển và mở rộng sản phẩm. 

Kết bài

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn phân biệt Microservices vs Monolith cũng như ưu và nhược điểm của 2 cấu trúc này. Nếu muốn tìm hiểu thêm các giải pháp để ứng dụng cho ngân hàng, bạn có thể truy cập thêm tại địa chỉ: SmartOSC Fintech

Share your goals with us