HomeBlogCác Phương Pháp Chống Rửa Tiền Mới Nhất Ngân Hàng Cần Biết
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỐNG RỬA TIỀN MỚI NHẤT NGÂN HÀNG CẦN BIẾT

Các Phương Pháp Chống Rửa Tiền Mới Nhất Ngân Hàng Cần Biết

Mời các bạn cùng SmartOSC Fintech tìm hiểu về 5 biện pháp giảm lừa đảo tín dụng dành cho các ngân hàng. Lật mở những khía cạnh quan trọng của chính sách Anti Money Laundering, cũng như việc áp dụng chính sách này vào quản lý tín dụng là kiến thức rất có ích cho các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

5 biện pháp giảm lừa đảo tín dụng dành cho các ngân hàng

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỐNG RỬA TIỀN MỚI NHẤT NGÂN HÀNG CẦN BIẾT

#1 Sao lưu những dữ liệu tín dụng: 

Ngân hàng cần đảm bảo an toàn dữ liệu cho người sử dụng nên luôn cần phải sao lưu các dữ liệu tín dụng. Dữ liệu khách hàng luôn cần được an toàn để đảm bảo không có kẻ xấu lợi dụng sơ hở dữ liệu xâm nhập và làm mất tài sản, gây ra những vụ việc sai sự thật cho khách hàng và ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng đang trực tiếp quản lý dữ liệu. Sao lưu tín dụng là việc làm mà các ngân hàng hiện nay cần chú trọng bảo vệ.

#2 Giám sát các giao dịch

Các ngân hàng cần giám sát giao dịch của khách để đảm bảo một hoạt động mượt mà và theo một hệ thống đã định hướng. Việc triển khai các chức năng giám sát sẽ giúp ngân hàng tăng tính bền vững, tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống từ đó chịu được những rủi ro không may xảy ra. Cần thực hiện theo sát và đánh giá chất lượng của hệ thống thanh toán để có những biện pháp can thiệp hợp lý.

#3 Xác thực đa yếu tố

Xác thực đa yếu tố là các dịch vụ ngân hàng tăng cường hàng rào bảo mật. Vượt qua hàng rào bảo mật thứ nhất người xâm nhập phải tiếp tục đối mặt với hàng rào thứ 2 để có thể truy cập. Các hàng rào được thiết lập bằng các thông tin chỉ người dùng biết đó là mật khẩu, mã thông báo về số điện thoại người dùng, dấu vân tay và có thể là nhận diện khuôn mặt. Tăng tính an toàn và bảo mật cao cho người dùng.

#4 Nâng cao nhận thức về gian lận

Tội phạm và các hình thức gian lận ngày càng tinh vê nên tất cả các dịch vụ ngân hàng và các doanh nghiệp, cá nhân cần nâng cao nhận thức gian lận về vấn đề này. Chúng ta nên tuân thủ các quy định, hướng dẫn, các thông tư, chính sách của nhà nước để đảm bảo an toàn giao dịch trực tuyến. Ngoài ra, việc lường trước vấn đề xây dựng những kịch bản để đối diện và tìm ra hướng xử lý là vô cùng cần thiết cho thời điểm hiện nay. Cần thắt chặt an toàn, tăng cường các hàng rào bảo vệ công nghệ để ngăn gian lận trong giao dịch số.

#5 Thực hiện chính sách anti money laundering

Chính sách Anti Money Laundering là chính sách chống rửa tiền có tác dụng ngăn chặn những hành vi trái phép của tội phạm. Nhân viên ngân hàng cần nắm chắc và áp dụng tốt chính sách AML để đảm bảo trách nhiệm giúp các tổ chức, doanh nghiệp, nhà nước phát hiện, giám sát và báo cáo các hành vi gây rủi ro và gặp phải những tội phạm tài chính cao cấp.

Tầm quan trọng của quy trình anti money laundering trong ngành ngân hàng

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỐNG RỬA TIỀN MỚI NHẤT NGÂN HÀNG CẦN BIẾT

Vấn đề rửa tiền là một vấn đề đáng đe dọa tới sự phát triển của nền kinh tế hiện nay. Tội phạm rửa tiền là loại tội phạm tinh vi gây ra nhiều hệ lụy cũng như tệ nạn cho đất nước. Chúng hợp pháp hóa những dòng tiền trái phép, biến đổi thu nhập phi pháp thành tài sản mà các cơ quan công quyền không thể truy ra nguồn gốc phi pháp ấy. Chính vì lẽ này, việc áp dụng chính sách Anti Money Laundering là vô cùng quan trọng để truy lùng và xử lý thật nghiêm khắc với loại tội phạm tinh vi này. Chính sách Anti Money Laundering như “vũ khí” tối ưu chống lại hành vi rửa tiền nói riêng và hoạt động gian lận nói chung. Trên thực tế, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác này, đặc biệt là việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về phòng, chống rửa tiền. 

Rửa tiền gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế của nước ta hiện nay. chúng làm suy giảm hiệu quả, tạo ra nhiều rủi ro. Tiền không được sử dụng tối ưu vào những sản phẩm có ích mà lại được chuyển đổi sang các ngành hàng xa xỉ phẩm, hàng cấm,v.v. Áp dụng thật tốt chính sách Anti Money Laundering để tạo dựng lòng tin cho nền kinh tế đất nước là trách nhiệm của các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng và phụ thuộc ý thức của tất cả mọi người nói chung.

Luật AML (Anti Money Laundering) người làm ngân hàng cần phải nắm vững

Sau đây là 5 vấn đề liên quan đến luật AML mà người làm ngân hàng cần ghi nhớ để đảm bảo tính hiệu quả trong việc kiểm soát.

1. Việc phòng, chống rửa tiền phải tuân theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia, hoạt động bình thường của nền kinh tế và đầu tư, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm các quyền hợp pháp và lợi ích của tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Các biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp các hành vi rửa tiền phải bị xử lý nghiêm khắc.

3. Luật chống rửa tiền (Anti money Laundering) chỉ áp dụng cho một số giao dịch và hành vi phạm tội hạn chế. Nhưng trên thực tế, AML chạm đến gần như mọi khía cạnh trong mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng. Các tổ chức có trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn các giao dịch bất hợp pháp, từ đó có thể dẫn đến nhiều yêu cầu từ phía người tiêu dùng.

4. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc phòng, chống tệ nạn rửa tiền được Nhà nước khen thưởng

5. Căn cứ vào Điều 324, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, theo đó tùy vào hành vi vi phạm, chủ thể thực hiện mà có các khung hình phạt khác nhau. Hình phạt tù cao nhất là 15 năm, thấp nhất là 06 tháng

Hãy ghi nhớ những lưu ý mà SmartOSC Fintech đã chia sẻ với bạn về các biện pháp giảm lừa đảo tín dụng, chính sách Anti Money Laundering và luật AML. 

Để đảm an toàn, tránh lừa đảo tín dụng các bạn có thể tham khảo các hoạt động của các ngân hàng số uy tín hiện nay với một số dịch vụ rất tối ưu như eKYC, dịch vụ Digital Banking… Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết tại đây.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với SmartOSC Fintech để được tư vấn.

Share your goals with us