HomeBlogSOA trong ngân hàng: thách thức và giải pháp
SOA TRONG NGÂN HÀNG: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP

SOA trong ngân hàng: thách thức và giải pháp

SOA mang lại lợi ích cho các tổ chức bằng cách tạo ra khả năng tương tác giữa các ứng dụng và dịch vụ. SOA cũng sẽ đảm bảo các ứng dụng hiện có có thể dễ dàng mở rộng quy mô, đồng thời giảm chi phí liên quan đến việc phát triển các giải pháp dịch vụ kinh doanh. Ở bài viết này, SmartOSC sẽ chia sẻ chi tiết đến bạn đọc về SOA là gì cũng như những thách thức và giải pháp khi ứng dụng SOA trong ngân hàng như thế nào? Cùng tham khảo những thông tin sau đây.

SOA là gì?

SOA (Service Oriented Architecture: kiến trúc hướng dịch vụ) là phương pháp tích hợp các ứng dụng và quy trình nghiệp vụ với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ của phần mềm. Những thay đổi về quy trình hoặc ứng dụng sẽ được chuyển đến một thành phần cụ thể mà không làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.

Kiến trúc hướng dịch vụ cũng được hiểu là một triển khai của “khái niệm dịch vụ” hoặc “mô hình dịch vụ” của điện toán. Theo phong cách kiến ​​trúc này, các quy trình nghiệp vụ được thực hiện như các dịch vụ phần mềm, được truy cập thông qua một tập hợp các giao diện chương trình ứng dụng (API) và được ràng buộc vào các ứng dụng thông qua điều phối dịch vụ động.

SOA TRONG NGÂN HÀNG: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP

Những thách thức và giải pháp khi triển khai SOA trong ngân hàng là gì?

Thách thức ngân hàng gặp phải khi triển khai SOA

Dựa vào tình hình thực tế của các ngân hàng hiện nay, có thể nhận thấy một số thách thức mà các ngân hàng đang phải đối mặt khi áp dụng SOA như sau: 

Thứ nhất, trình độ nguồn nhân lực

Để thực hiện triển khai SOA, các ngân hàng rất cần đến nguồn nhân lực có đủ năng lực để có thể vận hành, phát triển các sản phẩm, dịch vụ số trên các nền tảng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, số lượng nhân sự có đủ kiến thức và kỹ năng hiện thực hóa ứng dụng công nghệ tại các ngân hàng ở Việt Nam còn khan hiếm. 

Thứ hai, dữ liệu ngân hàng

Hiện nay, có rất nhiều loại dữ liệu trong hệ thống ngân hàng, logic nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu, khuôn khổ pháp lý hỗ trợ công tác khai thác dữ liệu lớn, bảo mật dữ liệu cho khách hàng… 


Giải pháp của SmartOSC Fintech BACKBASE DIGITAL BANKING, BUY NOW PAY LATER, LOS, CDP, EKYC, DIGITAL ONBOARDING


Thứ ba, công nghệ ngân hàng

Hiện nay, hệ thống ngân hàng lõi ở hầu hết ngân hàng còn tương đối lạc hậu, có khoảng cách đáng kể so với trình độ của khu vực và thế giới, chưa đủ điều kiện để tích hợp đầy đủ ứng dụng số hóa dựa trên dữ liệu lớn. 

Thứ tư, năng lực tài chính của ngân hàng

Để thực hiện SOA trong ngân hàng, đòi hỏi phải chi phí rất lớn cho đầu tư vào công nghệ, đào tạo nhân lực, vận hành, hoàn thiện các ứng dụng,… Theo tờ The Economist, top 4 ngân hàng lớn nhất của Mỹ đang chi hơn 25 tỷ USD mỗi năm để hoàn thiện các ứng dụng khách hàng và cách khai thác dữ liệu thông minh hơn. 

Thứ năm, an ninh an toàn mạng

Việc triển khai SOA kết hợp với công nghệ AI, dữ liệu lớn (Big Data), dịch vụ đám mây (Cloud Services), kết nối vạn vật thông qua Internet (IoT)…, các ngân hàng đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro về mất an toàn thông tin. Tại Việt Nam, các rủi ro về tính bảo mật như gian lận, lừa đảo khách hàng, tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng của ngân hàng và dữ liệu người dùng vẫn còn hạn chế.

Giải pháp khắc phục

Để khắc phục những thách thức trên, các ngân hàng có thể tham khảo một số giải pháp và và khuyến nghị như sau: 

Thứ nhất, hợp tác với các công ty Fintech

Các công ty Fintech luôn có lợi thế về công nghệ, ý tưởng sáng tạo, chuyên môn nghiệp vụ và linh hoạt trong tổ chức.  Việc hợp tác với các công ty Fintech sẽ giúp các ngân hàng giảm bớt được gánh nặng về tài chính, triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại phù hợp với thực trạng của từng ngân hàng và đạt được các mục tiêu chiến lược.

SOA TRONG NGÂN HÀNG: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP

Thứ hai, tuyển dụng và đào tạo nhân lực

Tích hợp hệ thống, đổi mới công nghệ hiện đại đòi hỏi các ngân hàng phải có một đội ngũ nhân sự có chuyên môn, kiến thức về công nghệ thông tin, an ninh mạng, sự nhạy bén trong kinh doanh… Để có thể sử dụng tối ưu nguồn nhân lực, đáp ứng được những yêu cầu công việc thì ngân hàng có thể tuyển dụng từ bên ngoài hoặc đào tạo nâng cao kỹ năng cho các kỹ sư an ninh mạng sẵn có là biện pháp tối ưu đối với các ngân hàng.

Thứ ba, tăng cường xây dựng và hoàn thiện quản trị dữ liệu ngân hàng

Các ngân hàng cần xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, thiết lập hệ thống kho dữ liệu chuyên biệt (điện toán đám mây). Bên cạnh đó cần đầu tư xây dựng tổ chức bộ máy, lựa chọn và bố trí phù hợp các chuyên gia về công nghệ thông tin để phân tích và quản lý dữ liệu.

Thứ tư, tăng cường các giải pháp an toàn thông tin

Các ngân hàng cần triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ, phòng, chống rò rỉ dữ liệu trên toàn bộ hệ thống thông tin; thường xuyên tăng cường kiểm tra, giám sát toàn bộ quy trình, các khâu có tiềm ẩn phát sinh rủi ro về an toàn thông tin. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể tổ chức các hoạt động diễn tập định kỳ để ứng phó với các sự cố, rủi ro mất an toàn thông tin nhằm nâng cao năng lực ngăn chặn, giảm hậu quả của các cuộc tấn công mạng…

Trên đây là những thông tin chia sẻ về những ưu điểm và nhược điểm khi doanh nghiệp triển khai SOA và đặc biệt là những thách thức mà các ngân hàng đang gặp phải hiện nay. Hy vọng những nội dung trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến SOA hoặc đang muốn tìm kiếm giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp của mình có thể liên hệ với đội ngũ chuyên gia của SmartOSC để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.

Share your goals with us