HomeBlogĐầu tư xây dựng ngân hàng số – đáng hay không?
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NGÂN HÀNG SỐ - ĐÁNG HAY KHÔNG?

Đầu tư xây dựng ngân hàng số – đáng hay không?

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, chuyển đổi số đang tác động mạnh mẽ trên mọi mặt của ngành kinh tế mang nhiều cơ hội tiềm năng phát triển và ngân hàng là lĩnh vực đáng quan tâm hàng đầu hiện nay. Việc thúc đẩy phát triển ngân hàng số mang lại lợi ích kinh doanh, mở rộng hợp tác đầu tư nước ngoài. Đồng thời các trung tâm Fintech đang hỗ trợ hết sức các ngân hàng truyền thống cải tiến mô hình công nghệ. Hãy cùng SMARTOSC Fintech tìm hiểu thực tế về công cuộc đầu tư xây dựng ngân hàng số.

Sự phát triển ngân hàng số

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NGÂN HÀNG SỐ - ĐÁNG HAY KHÔNG?

Trước tác động của dịch Covid – 19 đã khiến cho nhiều những ngân hàng bị đóng cửa kinh doanh, đa số người tiêu dùng dần thay đổi thói quen sử dụng các sản phẩm dịch vụ trên thiết bị di động, phần mềm công nghệ. Với những thay đổi đó, ngân hàng truyền thống cần nắm bắt thời cuộc mở rộng phát triển đầu tư hệ thống ngân hàng số nhằm hướng tới việc phát triển vững chắc và lâu dài. Khái niệm ngân hàng số (Digital Banking) không quá xa lạ với mọi người, đây là hình thức ngân hàng số hóa mọi hoạt động sản phẩm dịch vụ của ngân hàng truyền thống. Ngân hàng số cho phép mọi người thực hiện mọi thanh toán, giao dịch, quản lý rủi ro, nguồn vốn, kiểm soát tài khoản… trên phần mềm ứng dụng mà không cần đến chi nhánh ngân hàng.

 Digital banking yêu  cầu cải tiến về dịch vụ sản phẩm, áp dụng những công nghệ tân tiến như AI, trí tuệ nhân tạo, thanh toán, RegTech, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối (Blockchain), API, kênh phân phối và công nghệ. Điều này nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng phát triển trên thị trường, đồng thời tiết kiệm thời gian cũng như các chi phí liên quan đến cơ sở vật chất. Cùng với đó, digital banking sẽ giúp khách hàng sử dụng dịch vụ một cách nhanh nhạy, dễ dàng hơn, mang tính cá nhân hóa và giúp họ nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, từ đó đem lại trải nghiệm tốt đẹp cho người dùng.

Xu hướng tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển của các Fintech, các ngân hàng đã triển khai áp dụng chuyển đổi thành công ngân hàng số vững chắc trên thị trường, bởi áp dụng những công nghệ hiện đại trong vận hành và đổi mới trong hoạt động tài chính: Digital banking/Digital Lab; Timo Bank, ATM + LiveBank… Một số ngân hàng đã liên kết với Fintech tìm ra cho mình một giải pháp riêng phù hợp với lộ trình chuyển đổi số thành công như: VPBank đã đồng hành cùng SMARTOSC Fintech thiết lập giải pháp sinh trắc học, QR code, Tokenization, eKYC, ví điện tử… và đã trở thành ngân hàng đầu tiên trên thị trường thành công trong lĩnh vực ngân hàng số. 

Đầu tư xây dựng ngân hàng số – đòn bẩy phát triển cho ngân hàng thời 4.0

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NGÂN HÀNG SỐ - ĐÁNG HAY KHÔNG?

Giữa bối cảnh chuyển đổi số trên toàn bộ lĩnh vực cùng với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của công nghệ, ngân hàng thương mại đã chủ động, đổi mới đầu tư hợp tác với Fintech với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường vị thế năng lực cạnh tranh. Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, có 94% ngân hàng bước đầu triển khai nghiên cứu cải tiến hệ thống và có 59% ngân hàng đã và đang trong quá trình triển khai mở rộng tiềm lực xây dựng lộ trình chuyển đổi số trên mọi phương diện và các kênh giao tiếp.

 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tích cực hợp tác với fintech lớn như: Napas, Payoo, Bankplus, SmartOSC, Momo… để xây dựng những giải pháp công nghệ hiện đại, ưu việt mang lại tiềm năng kinh doanh mở rộng trên thị trường và thiết lập ngân hàng số thế hệ với Timo – ngân hàng số đầu tiên hoạt động không cần cơ sở  phòng ban. 


Giải pháp của SmartOSC Fintech BACKBASE DIGITAL BANKING, BUY NOW PAY LATER, LOS, CDP, EKYC, DIGITAL ONBOARDING


Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) tập trung phát triển hệ các dịch vụ như Livebank hoạt động 24/7, Savy, MyGo, QuickPay tiết kiệm mua hàng, trợ lý ảo T’Aio đã góp phần tăng cường hoạt động kinh doanh, tạo niềm tin tưởng của người tiêu dùng tăng giá trị trải nghiệm khách hàng và mang lại lợi nhuận thương mại. 

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ra mắt ngân hàng số BIDV tập trung hoá kênh phân phối nhằm tương tác chạm tới nhiều điểm tới khách hàng hướng tới mô hình chuyển đổi số toàn diện, từ đó thúc đẩy phát triển kênh phân phối sản phẩm nhằm hiểu rõ nhu cầu khách hàng, mở rộng mô hình kinh doanh đạt thêm nhiều lợi nhuận.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đưa ra phần mềm ứng dụng công nghệ Open API với đa dạng dịch vụ tiện ích có tên là Ipay Mobile cho phép chuyển tiền, thanh toán, trả phí sinh hoạt, đặt vé… giúp khách hàng tiện lợi trong việc sử dụng dịch vụ và nâng cao trải nghiệm. 

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) đầu tiên ứng dụng robot vào phục vụ khách hàng, Robot OPBA có thể nhận diện khuôn mặt qua công nghệ Face ID giúp hỗ trợ khách hàng thực hiện những dịch vụ, và hướng dẫn họ thao tác theo yêu cầu.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ra mắt hệ thống ngân hàng số VCB Digital thay thế cho những dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking cho phép khách hàng sử dụng trên một nền tảng duy nhất và được đảm bảo an toàn bảo mật mọi giao dịch và thông tin với công nghệ Smart OTP. Điều này giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian chi phí đồng thời làm giảm rủi ro trong quá trình thực hiện dịch vụ và tạo mối liên kết uy tín với khách hàng. 

Bám sát chiến lược xây dựng phát triển ngân hàng số, các ngân hàng truyền thống hiện nay cần phải thay đổi cơ cấu, cải cách công nghệ mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy mở rộng đầu tư hợp tác quốc tế. Với lẽ đó, mỗi ngân hàng cần tìm cho mình nhà tư vấn công nghệ thích hợp. SMARTOSC Fintech với bề dày hơn 15 năm trong lĩnh vực tư vấn giải pháp công nghệ cho hàng triệu doanh nghiệp trên thị trường. Hãy liên hệ với chúng tôi TẠI ĐÂY để thiết lập một hệ thống ngân hàng số mới mẻ. 

Một số đối tác của SMARTOSC Fintech: VP Bank, Nam A Bank, PayPal, SCG…

Share your goals with us