HomeBlogCuộc Đua Chuyển Đổi Số Của Các Ngân Hàng Việt Nam
CUỘC ĐUA CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Cuộc Đua Chuyển Đổi Số Của Các Ngân Hàng Việt Nam

Bên cạnh những ảnh hưởng nghiêm trọng của COVID-19 đến nền kinh tế đất nước, không thể phủ nhận rằng nhiều ngân hàng đã tăng tốc số hóa để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng đang tìm những dịch vụ ngân hàng số giải quyết những vấn đề của họ.

Từ đây, Việt Nam chính thức chứng kiến cuộc đua chuyển đổi số của các ngân hàng với tốc độ đột phá, mang đến những cơ hội đầu tư đáng kể vào lĩnh vực số hóa. 

Tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong dịch vụ ngân hàng hiện nay

CUỘC ĐUA CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Ông Phạm Mạnh Thắng, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank khẳng định, chuyển đổi số đã và đang là một xu thế không thể cưỡng lại trong ngành tài chính-ngân hàng. Đặc biệt, dưới sự tác động mạnh mẽ của COVID-19 đã làm thay đổi hành vi và nhận thức của khách hàng về các dịch vụ ngân hàng số. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra phức tạp, người dân hạn chế tối đa việc mua bán tiếp xúc trực tiếp, ưu tiên mua sắm trực tuyến và sử dụng hình thức thanh toán không tiền mặt. Các dịch vụ ngân hàng số lúc này trở thành giải pháp tối ưu nhất và nhanh chóng trở nên phổ biến hơn.

Cuộc khảo sát gần đây do công ty công nghệ thanh toán toàn cầu VISA thực hiện cho thấy 79% người tiêu dùng Việt Nam ủng hộ sáng kiến ​​của chính phủ về việc chuyển đổi đất nước thành một xã hội không tiền mặt.

Một thống kê khác cho thấy, 94% ngân hàng thương mại Việt Nam đã đầu tư vào chuyển đổi số, 40% ngân hàng đưa chuyển đổi số thành tầm nhìn chiến lược trong 5 – 10 năm tới. 

Báo cáo “Retail Banking 2020” của PwC cho thấy, 40% khách hàng rời bỏ ngân hàng sau một trải nghiệm tồi tệ; và ngược lại, nâng cao trải nghiệm khách hàng sẽ giúp ngân hàng có được lợi thế cạnh tranh lớn trên “cuộc đua” chuyển đổi số. Vì vậy, việc hàng loạt ngân hàng tập trung đẩy mạnh các tiện ích số để “giữ chân” khách hàng và thu hút khách hàng mới là một hoạt động tất yếu.


Giải pháp của SmartOSC Fintech BACKBASE DIGITAL BANKING, BUY NOW PAY LATER, LOS, CDP, EKYC, DIGITAL ONBOARDING


Nhờ chuyển đổi số, các dịch vụ ngân hàng đã có thể đi sâu, len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, kết hợp với đa dạng lĩnh vực, ngành nghề để xây dựng hệ sinh thái thông minh, toàn diện.

Xu hướng chuyển đổi số của các ngân hàng Việt Nam không chỉ đáp ứng lời kêu gọi của chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt mà còn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ ngân hàng số hóa trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Tác động tích cực của dịch vụ ngân hàng khi thực hiện chuyển đổi số

CUỘC ĐUA CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Khi bước vào cuộc đua chuyển đổi số, các dịch vụ ngân hàng sẽ dễ dàng tiếp cận tới công chúng hơn, phá bỏ những rào cản và nhược điểm của các dịch vụ ngân hàng truyền thống trước đây.

Hoạt động chuyển đổi số sẽ giúp các ngân hàng mở rộng và phát triển mạng lưới khách hàng, đặc biệt là nhóm người trẻ tại Việt Nam đang chiếm tỉ lệ cao. Đây là nhóm công chúng sớm tiếp xúc và nhạy bén với công nghệ – thông tin, vì vậy mà việc sử dụng dịch vụ ngân hàng số thay vì các dịch vụ truyền thống cũng sớm hình thành thói quen.

Trong quý II / 2021, dù chịu ảnh hưởng của Covid-19 nhưng báo cáo tài chính của nhiều ngân hàng cho thấy tình hình kinh doanh vẫn rất khả quan. Đặc biệt, nhờ chuyển đổi số nhanh chóng, các ngân hàng đã đạt được kết quả kinh doanh tốt.

Bước chuyển đổi số đột phá với dịch vụ Mobile Money

CUỘC ĐUA CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Dù chỉ xuất hiện tại thị trường Việt Nam trong một thời gian ngắn, tuy nhiên mobile money đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng góp phần vào quá trình chuyển đổi số của quốc gia.

TS Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng của BIDV – nhận định khi Mobile Money chính thức được triển khai sẽ gia tăng cạnh tranh giữa Mobile Money và các mô hình ví điện tử và ngân hàng. Tuy nhiên, việc cạnh tranh này là lành mạnh và cần thiết.

Dịch vụ mobile money góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tại khu vực mà trước đây các dịch vụ truyền thông có có thể tiếp cận như: nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; mở rộng thêm kênh thanh toán “không tiếp xúc” trên thiết bị di động; mang đến nhiều tiện ích cho người dùng mà vẫn tối ưu chi phí, thời gian.

Đồng thời, dịch vụ này cũng góp phần giáo dục và cung cấp cho người dân những kiến thức về kinh tế một cách toàn diện nhất. Từ đây, người sử dụng sẽ dần quen với sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức khác nhau tại các ngân hàng và tổ chức thanh toán trung gian.

Kết luận, bài toán chuyển đổi số giờ đây không còn đơn thuần là định hướng, mục tiêu, nó đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của mỗi ngân hàng. Nếu không tham gia vào cuộc đua này, việc tụt hậu sẽ là câu chuyện sớm hay muộn của mỗi ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng, các đơn vị trung gian thanh toán ví điện tử, fintech.

Nếu quý khách hàng đang muốn tìm hiểu thêm về hành trình chuyển đổi số của các ngân hàng Việt Nam, khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin của SmartOSC tại đây. Đó chính là những chia sẻ tâm huyết của SMARTOSC Fintech muốn dành cho bạn với kiến thức và góc nhìn về cuộc đua chuyển đổi số của các ngân hàng Việt Nam hiện nay. Mọi thắc mắc liên hệ ngay với SmartOSC Fintech.

Share your goals with us