HomeBlogThói Quen Người Tiêu Dùng Thúc Đẩy Phát Triển Ngân Hàng Số
THÓI QUEN NGƯỜI TIÊU DÙNG THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ

Thói Quen Người Tiêu Dùng Thúc Đẩy Phát Triển Ngân Hàng Số

Ngân hàng số là gì? 

Ngân hàng số là một hình thức ngân hàng – nơi các dịch vụ được thực hiện dựa trên platform mà Ngân hàng đó cung cấp, bao gồm: Live bank, Website, thiết bị di động,… Ngoài các giao dịch cơ bản như: chuyển tiền trong/ ngoài hệ thống, thanh toán hoá đơn điện tử, truy vấn số dư, gửi tiết kiệm,… Ngân hàng số còn cho phép khách hàng trải nghiệm nhiều dịch vụ khác như: quản lý tài khoản thanh toán/ tài khoản tiết kiệm, vay vốn/ vay tiêu dùng và các dịch vụ tiện ích khác.

THÓI QUEN NGƯỜI TIÊU DÙNG THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ

Từ đó, có thể nhận thấy những tiện ích vượt trội so với Ngân hàng điện tử, Ngân hàng số đang là xu hướng tất yếu của ngành Ngân hàng trong bối cảnh cách mạng 4.0. Quá trình chuyển đổi số vẫn đang diễn ra âm thầm nhưng mạnh mẽ cho đến trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ vào năm 2020. Có thể nói, Covid-19 đã làm thay đổi hầu như toàn bộ thói quen của người tiêu dùng – một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự chạy đua về việc áp dụng công nghệ vào hoạt động trong ngành Ngân hàng. 

Digital Banking mở ra cơ hội mới cho các Ngân hàng

Một là tiếp cận được nhiều khách hàng hơn thông qua các sản phẩm, dịch vụ được cá nhân hoá bởi kỹ thuật công nghệ mới có thể phân tích dữ liệu người dùng một cách chính xác. Nhờ vậy, các Ngân hàng có thể đem đến người tiêu dùng một sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. 

THÓI QUEN NGƯỜI TIÊU DÙNG THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ

Hai là chuyển đối số toàn bộ (front-end và back-end) có thể tối ưu hoá chi phí hoạt động bao gồm: chi phí nhân công, mặt bằng,… Việc áp dụng các giải pháp công nghệ vào hoạt động đồng thời giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng một cách vượt trội, cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động – mục tiêu của đại đa số Ngân hàng hiện nay.

Ba là, Digital Banking giúp Ngân hàng tăng năng lực cạnh tranh. 

Để quá trình chuyển đổi số được thực hiện một cách tinh gọn, nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh hiện tại, các Ngân hàng cần đưa ra chiến lược chuyển đổi số phù hợp với định hướng và phát triển bền vững của mình. Đồng thời, cân nhắc mô hình chuyển đổi số nào sẽ được áp dụng vào hoạt động của Ngân hàng. Hầu hết các Ngân hàng hiện này đều ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ mới như: điện toán đám mây, dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu, tự động hóa quy trình bằng robot, AI, ML, Blockchain, định danh khách hàng thông qua eKYC,… Việc hợp tác với các công ty Fintech và các hệ sinh thái số của các ngành, đơn vị khác cũng góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển đổi số ngành Ngân hàng. Điều cốt lõi tạo nên sự thành công trong cuộc cách mạng 4.0 ngành Ngân hàng chính là chú trọng công tác nhân sự, nâng cao năng lực nội tại, đào tạo đội ngũ có chất lượng nhằm thích ứng với bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0. 

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến hầu hết thói quen của người tiêu dùng. Từ hình thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, khách hàng hiện nay có xu hướng chuyển đổi sang các hình thức thanh toán không chạm. Tần suất thanh toán bằng tiền mặt giảm đáng kể so với trước đây. Khách hàng cũng hạn chế lượng tiền mặt trong ví, thay vào đó là các phương thức thanh toán không tiếp xúc.

Sự thâm nhập của thiết bị di động thế hệ tiếp theo với băng thông rộng (3G, 4G hay 5G) đóng vai trò hàng đầu trong việc thay đổi hành vi, thói quen tiêu dùng của khách hàng. Sự phát triển của Internet – nơi khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin, so sánh cũng góp phần lớn trong quá trình thay đổi thói quen của khách hàng trong bối cảnh hiện nay. 

Dựa trên bối cảnh Cách mạng công nghệ 4.0 ngày càng được đẩy mạnh và phát triển hiện nay, chuyển đổi số ngành Ngân hàng không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu bắt buộc. 

Share your goals with us