HomeBlogCách chấm điểm tín dụng của ngân hàng
CÁCH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Cách chấm điểm tín dụng của ngân hàng

Vay tín chấp là hình thức phổ biến thường được các khách hàng sử dụng vì sự an toàn độ tin cậy khi vay tại các ngân hàng, tổ chức tài chính uy tín. Tuy nhiên, nhiều khách hàng khi đi vay mới phát hiện mình không đủ điểm tín dụng nên lợi ích khi vay không được như mong đợi, thậm chí là không được vay. Chính vì vậy, SmartOSC Fintech sẽ chia sẻ cách chấm điểm tín dụng của các ngân hàng tại bài viết này.

Điểm tín dụng là gì

CÁCH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Định nghĩa cơ bản của điểm tín dụng thì đây là con số thể hiện lịch sử tín dụng của một cá nhân theo tiêu chuẩn và quy tắc xếp hạng quốc gia dựa trên việc phân tích hồ sơ tín dụng của cá nhân nào đó và số điểm này sẽ được trung tâm thông tin tín dụng – CIC quản lý, đây là trung tâm thuộc ngân hàng nhà nước.

Hiểu đơn giản, điểm tín dụng là điểm các ngân hàng, tổ chức tài chính sử dụng để đánh giá sự uy tín của khách hàng khi họ sử dụng các dịch vụ tài chính hay các hình thức cho vay mà tổ chức đó cung cấp.

Điểm số càng cao thì khách hàng sẽ thuận lợi hơn trong quá trình vay, điểm càng thấp thì các tổ chức sẽ hạn chế tiếp nhận hồ sơ của người đi vay. Mức điểm 740 là mức điểm tuyệt vời để khách hàng có thể sử dụng dịch vụ vay của ngân hàng – tài chính với lãi suất tốt.

Mục đích điểm tín dụng để làm gì?

CÁCH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Điểm tín dụng sẽ rất có lợi để bạn có thể đi vay ở bất cứ tổ chức tín dụng – ngân hàng nào. Lãi suất mà bạn nhận được, ngân hàng sẽ ấn định nó dựa trên khung điểm tín dụng mà khách hàng có. Đó là lý do những cá nhân thường giao dịch với ngân hàng sẽ có được mức lãi suất khi vay cực kỳ cao. Hiện nay, điểm tín dụng không chỉ được sử dụng tại ngân hàng mà các công ty bảo hiểm, bất động sản, công ty cho vay cũng tận dụng điểm tín dụng để đánh giá sự uy tín của khách hàng. Nếu khách hàng chưa từng vay mượn nợ ngân hàng đồng nghĩa với điểm tín dụng bằng không và những người như vậy sẽ bị xếp ngang hàng với nhóm khách hàng nợ xấu.

 Với những chiếc thẻ Mastercard/Visa cho phép khách hàng sử dụng xuyên quốc gia, biết cách sử dụng thẻ tín dụng sẽ giúp khách hàng nâng cao uy tín nhanh chóng.

Cách chấm điểm tín dụng của ngân hàng

CÁCH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Có 5 yếu tố mà trung tâm CIC trực thuộc ngân hàng nhà nước đã xét duyệt để các tổ chức/ngân hàng sử dụng để đánh giá điểm tín dụng của khách hàng: 

  • Lịch sử thanh toán (35%): Đây là thông số có tính quyết định quá trình duyệt hồ sơ nhanh hay chậm. Nếu khách hàng luôn thanh toán các khoản vay đúng hạn sẽ giúp điểm tín dụng nâng cao và quá trình duyệt hồ sơ của ngân hàng đối với khách sẽ đẩy nhanh tiến trình
  • Khoản nợ tín dụng (30%): Nắm toàn bộ khoản nợ của khách bao gồm tổng số nợ và tỉ lệ nợ tín dụng từ các khoản vay mà ngân hàng cung cấp. Khách hàng nên duy trì tỷ lệ nợ tín dụng ở mức trung bình, nên hồ sơ của khách được duyệt hay không đều phụ thuộc vào khoản nợ tín dụng.
  • Thời gian quan hệ tín dụng (15%): Thời gian quan hệ tín dụng được tính từ khi khách hàng mở tài khoản tín dụng. Thời gian quan hệ tín dụng càng lâu thì tỷ lệ khách hàng được nâng điểm tín dụng và đánh giá tốt càng cao.
  • Khoản vay tín dụng mới (10%): là mức độ khách hàng mở tài khoản tín dụng các những khoản vay mới, càng mở nhiều tài khoản vay thì lịch sử tín dụng càng xấu.
  • Các loại tín dụng (10%): Các loại tín dụng mà khách hàng sử dụng sẽ được phản ánh qua yếu tố này.

Điểm tín dụng tốt sẽ hội tụ tất cả 5 yếu tố trên và con số sẽ dao động từ 600 – 750 điểm. Lúc này, ngân hàng sẽ dựa trên những thang điểm sau để đánh giá khoản vay của khách hàng có được duyệt hay không và tỉ lệ rủi ro là bao nhiêu:

  • Từ 150 – 321 điểm: Không đủ điều kiện vay vốn, mức độ rủi ro, nợ xấu cực cao
  • Từ 322 – 430 điểm: Thuộc nhóm khách hàng không có khả năng trả nợ, rủi ro cao
  • Từ 431 – 569 điểm: Cần xem xét kỹ các hạn mức và lãi suất cho vay, rủi ro trung bình
  • Từ 570 – 679: Có khả năng trả nợ đúng hạn, rủi ro thấp, khách hàng đủ điều kiện vay, lãi suất thấp
  • Từ 680 – 750 điểm: Điểm tín dụng lý tưởng, đủ điều kiện vay, hưởng mức lãi suất thấp, nhận được nhiều ưu đãi, hạn mức cao.

Điểm tín dụng sẽ là cơ sở quan trọng giúp các ngân hàng đánh giá chính xác khách hàng của mình, để có thể cung cấp cho họ những dịch vụ đúng với nhu cầu và khả năng của họ. Cách chấm điểm tín dụng trên hy vọng sẽ giúp các ngân hàng tham khảo và tạo ra thang chấm điểm tín dụng phù hợp nhất với mô hình hoạt động của mình.

Liên hệ ngay với SmartOSC Fintech nếu có những khúc mắc chưa được giải đáp.

Ứng dụng ngay các công nghệ phần mềm đỉnh cao do SmartOSC Fintech cung cấp để giúp các ngân hàng – tổ chức tài chính quản lý điểm tín dụng của khách hàng hiệu quả. 

Share your goals with us